Nội dung bài viết
Hầm biogas HDPE là giải pháp tối ưu nhất để xử lý chất thải chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường. Giải pháp này được rất nhiều hộ gia đình và chủ trang trại lựa chọn. Khi xây dựng hầm biogas, việc chọn bạt lót là rất quan trọng để đảm bảo khả năng chống thấm. Vậy cách chọn bạt lót như thế nào tốt nhất? Quy trình thi công hầm biogas như thế nào đúng chuẩn? Hãy cùng chúng tôi tham khảo nội dung dưới đây.
Cách chọn loại bạt lót khi thi công hầm biogas HDPE
Hầm biogas là nơi để chứa và xử lý các chất thải và nước thải. Vì vậy, khi thi công hầm biogas cần phải có lớp bạt để bọc lót để che chắn bảo vệ công trình và chống thấm. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại bạt khác nhau. Tuy nhiên, để sử dụng cho hầm bioga thì, bạt HDPE là sự lựa chọn hoàn hảo nhất.
Ưu điểm của dòng bạt chống thấm HDPE là khả năng chống thấm tuyệt vời và độ bền cao. Ngoài ra, thi công hầm biogas bằng bạt HDPE cũng nhanh chóng hơn so với các loại chất liệu khác. Để chọn bạt lót hầm biogas HDPE chuẩn nhất, bạn cần phải lưu ý một số tiêu chí sau:
Độ dày bạt cao: Khi chọn bạt HDPE để làm hầm biogas, bạn phải lựa chọn loại có độ dày cao. Bởi độ dày thấp sẽ không bền dẫn đến tình trạng bị rách gây rò rỉ chất thải trong quá trình vận hành hầm biogas. Thông thường, khi làm hầm biogas, khách hàng thường lựa chọn bạt có độ dày 1.0mm, 1.5mm hoặc 2.0mm.
Khổ bạt rộng: Khi thi công hầm biogas, bạn nên lựa chọn bạt HDPE khổ rộng từ 7.0m hoặc 8.0m. Những loại bạt khổ rộng sẽ giúp quá trình thi công nhanh hơn và giảm thiểu tình trạng hao hụt.
Ngoài hai tiêu chí về độ dày và khổ bạt, bạn lưu ý nên tìm đến những đơn vị cung cấp uy tín để đảm bảo chất lượng. Bởi nếu bạt lót chất lượng không tốt sẽ gây ra nhiều bất tiện trong quá trình sử dụng hầm biogas.
Quy trình thi công hầm biogas HDPE
Thi công hầm biogas không quá phức tạp nhưng phải tuân thủ đúng quy trình để đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật. Quy trình thi công hầm biogas HDPE gồm các bước như sau:
Bước 1: Xác định vị trí và tiến hành đào hầm
Để làm hầm biogas HDPE, trước tiên bạn cần phải xác định vị trí và tiến hành đào hầm. Tùy vào quy mô chăn nuôi, bạn tính toán diện tích hầm chứa phù hợp. Sau khi có diện tích, bạn sẽ tiến hành đào hầm theo đúng các chỉ số rộng, sâu, ngang đã tính toán.
Bước 2: Xử lý mặt bằng
Sau khi đào hầm, bạn cần xử lý mặt bằng. Phần hầm đã đào phải được đầm chặt và dọn sạch sỏi đá, rác, các vật sắc nhọn để đảm bảo lớp bạt lót không bị cứa rách, thủng.
Xử lý mặt bằng là công đoạn vô cùng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình vận hành của hầm biogas sau này nên cần phải làm tốt. Bởi khi các chất thải được dồn xuống hầm tạo ra áp lực lên bề mặt bạt lót. Lúc này, nếu mặt bằng còn nhiều sỏi đá, các vật sắc sẽ khiến lớp bạt bị rách, chất thải bị tràn ra ngoài gây ô nhiễm môi trường xung quanh.
Bước 3: Chuẩn bị vật liệu, các máy móc, nhân lực để thi công
Sau khi hoàn thiện khâu xử lý mặt bằng, bạn cần chuẩn bị vật liệu và các máy móc để thi công. Đối với vật liệu, bạn cần chuẩn bị màng HDPE với độ dày và kích thước phù hợp. Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị vật liệu làm đường ống. Đối với máy móc thi công hầm biogas cần hai loại máy cơ bản là máy hàn đùn và máy hàn kép. Ngoài ra, để thi công hầm biogas HDPE cũng cần nhân lực. Tùy vào quy mô hầm biogas, bạn sẽ sắp xếp nguồn nhân lực phù hợp.
Bước 4: Đào rãnh và chôn bạt HDPE
Để tránh phần bạt bị xô lệch, bạn cần phải đào rãnh để chôn bạt. Công đoạn này sẽ giúp cho lớp bạt lót luôn được giữ cố định. Sau khi hoàn thành việc đào rãnh, bạn tiến hành phủ lớp bạt lót vào hầm.Trong quá trình lót bạn, bạn sẽ phải hàn các mối nối với nhau để đảm bảo độ kín khít.
Bước 5: Lắp đặt hệ thống đường ống
Sau công đoạn bọc lớp bạt lót, bạn sẽ tiến hành lắp đặt hệ thống đường ống cấp -hút. Hệ thống ống cần được lắp đặt chắc chắn để đảm bảo an toàn khi dẫn chất thải xuống hầm và dẫn khí thoát ra.
Bước 6: Phủ nổi màng HDPE
Bước cuối cùng để hoàn thiện hầm biogas là phủ nổi màng HDPE để tạo thành một hệ thống khép kín. Ngoài ra, bạn cần đặt các phao nổi để đảm bảo tạo khí.
Một số lưu ý khi thi công hầm biogas HDPE
Để đảm bảo hầm biogas HDPE hoạt động trơn tru và đảm bảo an toàn, bạn cần lưu ý:
- Thi công hầm biogas HDPE đúng quy trình
- Chọn đúng loại bạt HDPE dày dặn, chất lượng
- Kiểm tra cẩn thận các mối nối hàn để đảm bảo không bị rò rỉ
- Kiểm tra bảo trì hầm biogas định kỳ khi hoạt động
Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách chọn bạt lót và quy trình thi công hầm biogas HDPE. Nếu bạn có nhu cầu mua bạt HDPE chất lượng đảm bảo, giá thành phải chăng, hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn tận tình.
Công ty TNHH Xây Dựng Thương Mại Địa Kỹ Thuật Ngọc Phát
Địa chỉ 1: Thôn 5, Xã Nhật Tân, Huyện Kim Bảng, Tỉnh Hà Nam
Địa chỉ 2: Tòa HH03 Ecolakeview, 32 Đại Từ, Phường Đại Kim, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội
ĐT: 0989 686 661
Mail: vaidiangocphat@gmail.com